Breadcrumb

  1. Home
  2. Thông tin bằng tiếng Việt
  3. Tài liệu Thông tin: Phân biệt Đối xử mang tính Tôn giáo

Tài liệu Thông tin: Phân biệt Đối xử mang tính Tôn giáo

Thông báo Liên quan đến Tiêu chuẩn Khó khăn Thái quá trong Tiêu đề VII Các Trường hợp về Tiện nghi Phục vụ Tôn giáo.

Tài liệu này được ban hành trước khi có quyết định của Tòa Tối cao trong vụ án Groff chống lại DeJoy, 143 S. Ct. 2279 (2023). Quyết định của vụ Groff xác định rằng “cho thấy ‘nhiều hơn là chi phí tối thiểu là không đủ để coi là khó khăn thái quá theo Tiêu đề VII. “Thay vì thế, Tòa Tối cao cho rằng “khó khăn thái quá là khi có gánh nặng đáng kể trong bối cảnh kinh doanh tổng quát của một chủ sử dụng lao động,” “xem xét tất cả những yếu tố có liên quan của trường hợp đang có, bao gồm các tiện nghi đặc biệt đang cứu xét và ảnh hưởng thực tế xét về bản chất, quy mô và chi phí hoạt động của một chủ sử dụng lao động”. Groff thay tế bất cứ thông tin đối nghịch nào trên trang mạng này. Để có thêm thông tin về nguồn trợ giúp của EEOC về phân biệt kỳ thị tôn giáo, xin vui lòng xem Phân Biệt Đối Xử Về Tôn Giáo.

Đề mục VII của Đạo luật về Quyền Dân sự năm 1964 cấm các chủ thuê lao động không được phân biệt đối xử với các cá nhân do bởi tôn giáo của họ (hoặc do không có tín ngưỡng tôn giáo) trong việc thuê mướn, sa thải, hoặc bất kỳ điều khoản và điều kiện nào khác của công việc. Luật cũng cấm việc phân tách công việc dựa trên tôn giáo, như là việc bổ nhiệm một nhân viên vào một vị trí không tiếp xúc với khách hàng do bởi sở thích thực tế hoặc đáng lo ngại của khách hàng.

Ngoài ra, Đạo luật yêu cầu các chủ thuê lao động phải giúp đỡ một cách hợp lý cho các tín ngưỡng hoặc thông lệ tôn giáo của những người xin việc hoặc nhân viên, trừ khi việc làm như vậy sẽ gây ra nhiều hơn là một gánh nặng rất nhỏ lên hoạt động kinh doanh của chủ thuê lao động. Một sự giúp đỡ hợp lý mang tính tôn giáo là bất kỳ sự điều chỉnh nào về môi trường làm việc mà sẽ cho phép nhân viên hành lễ tôn giáo của anh ấy. Lịch làm việc linh hoạt, thay hoặc đổi ca làm việc tự nguyện, phân công lại công việc, thuyên chuyển theo hàng ngang, và các ngoại lệ cho các quy tắc về trang phục hoặc chải chuốt râu tóc là các ví dụ cho việc giúp đỡ cho tín ngưỡng tôn giáo của một nhân viên.

Việc liệu rằng một sự giúp đỡ nhất định sẽ có đặt ra một khó khăn quá mức lên việc kinh doanh của chủ thuê lao động hay không thì còn phụ thuộc vào từng hoàn cảnh. Ví dụ, một sự giúp đỡ có thể gây ra khó khăn quá mức nếu sự giúp đỡ ấy là tốn kém, hoặc bắt các nhân viên khác phải làm nhiều hơn phần công việc, mà có khả năng là nguy hiểm hoặc nặng nhọc, của họ. Khó khăn quá mức cũng có thể được bộc lộ ra nếu thỉnh cầu về một sự giúp đỡ vi phạm các quyền trong công việc của các nhân viên khác mà đã được thiết lập thông qua một thỏa ước thương lượng tập thể hoặc hệ thống thâm niên.

Đề mục VII cũng cấm việc quấy rối mang tính tôn giáo đối với các nhân viên, như là các nhận xét mang tính xúc phạm về các tín ngưỡng hoặc thông lệ tôn giáo của một người. Mặc dù luật không cấm việc trêu đùa hồn nhiên, các bình luận không khách sáo, hoặc các sự cố xảy ra riêng lẻ mà không quá nghiêm trọng, việc quấy rối có thể là trái pháp luật khi việc quấy rối là quá thường xuyên hoặc quá trầm trọng đến nỗi gây nên một môi trường làm việc thù địch hoặc mang tính xúc phạm, hoặc khi việc quấy rối dẫn đến một quyết định bất lợi trong công việc (như là nạn nhân bị sa thải hoặc giáng chức).

Việc trả thù một cá nhân vì phản đối lại các thông lệ lao động mà phân biệt đối xử dựa trên tôn giáo, hoặc vì gửi một cáo buộc phân biệt đối xử, làm chứng, hoặc tham gia bằng bất kỳ cách nào vào một cuộc điều tra, vào thủ tục xúc tiến vụ kiện, hoặc vào việc tố tụng theo Điều mục VII là cũng trái pháp luật.

Để biết thêm thông tin, hãy xem qua Hỏi Đáp: Phân biệt đối xử mang tính Tôn giáo tại Nơi làm việc tại địa chỉ https://www.eeoc.gov/laws/guidance/questions-and-answers-religious-discrimination-workplace và Các thông lệ Tốt nhất để Bài trừ Phân biệt đối xử mang tính Tôn giáo tại Nơi làm việc tại địa chỉ https://www.eeoc.gov/laws/guidance/best-practices-eradicating-religious-discrimination-workplace.