Breadcrumb

  1. Home
  2. Thông tin bằng tiếng Việt
  3. Tài liệu Thông tin: Phân biệt đối xử về Mang thai

Tài liệu Thông tin: Phân biệt đối xử về Mang thai

Đạo luật Chống phân biệt đối xử về Mang thai (PDA) là một sự sửa đổi cho Đề mục VII của Đạo luật về Quyền Dân sự năm 1964. Phân biệt đối xử trên cơ sở mang thai, sinh con, hoặc các tình trạng bệnh lý có liên quan sẽ cấu thành nên việc phân biệt đối xử trái pháp luật về giới tính theo Đề mục VII. Phụ nữ bị ảnh hưởng bởi việc mang thai hoặc các tình trạng có liên quan phải được đối xử theo cách giống như với những người xin việc hoặc nhân viên khác mà có sự tương đồng trong năng lực hoặc việc thiếu năng lực làm việc của họ.

Thuê mướn và Các điều kiện Làm việc

Một chủ thuê lao động không thể từ chối thuê một người phụ nữ do bởi tình trạng có liên quan đến việc mang thai của cô ấy miễn là cô ấy có thể thực hiện các chức năng chính yếu trong công việc của cô ấy. Một chủ thuê lao động không thể từ chối thuê cô ấy do bởi các định kiến của chủ thuê lao động đối với những người lao động đang mang thai hoặc do bởi các định kiến của các đồng nghiệp, thân chủ, hoặc khách hàng. Đạo luật PDA cũng không cho phép phân biệt đối xử dựa trên việc mang thai khi nói đến bất kỳ phương diện nào khác của công việc, bao gồm tiền lương, phân công công việc, thăng chức, nghỉ việc tạm thời, đào tạo, phúc lợi phụ, sa thải, và bất kỳ điều khoản hoặc điều kiện nào khác của công việc.

Mang thai và Nghỉ Thai sản

Một chủ thuê lao động không thể lựa ra các tình trạng có liên quan đến việc mang thai cho các thủ tục khám chữa bệnh mà không được yêu cầu cho các nhân viên mà có sự tương đồng trong năng lực hoặc việc thiếu năng lực làm việc của họ. Ví dụ, nếu một chủ thuê lao động yêu cầu nhân viên của mình phải nộp một giấy chứng nhận của bác sỹ về việc thiếu năng lực làm việc của họ trước khi cho nghỉ phép hoặc chi trả các phúc lợi nghỉ bệnh, chủ thuê lao động có thể yêu cầu các nhân viên mà bị ảnh hưởng bởi các tình trạng có liên quan đến việc mang thai làm giống vậy.

Các nhân viên mang thai phải được cho phép làm việc miễn là họ có thể thực hiện các công việc của họ. Nếu một nhân viên đã vắng mặt không đi làm do bởi một tình trạng có liên quan đến việc mang thai và bình phục, chủ thuê lao động của cô ấy không thể yêu cầu cô ấy cứ nghỉ phép cho đến khi sinh em bé. Một chủ thuê lao động cũng không thể có một quy tắc mà cấm một nhân viên, sau khi sinh con, không được quay trở lại làm việc trong một khoảng thời gian đã được định trước.

Theo đạo luật PDA, một chủ thuê lao động mà cho phép các nhân viên khuyết tật tạm thời được nghỉ phép do khuyết tật hoặc nghỉ không lương phải cho phép một nhân viên mà bị khuyết tật tạm thời do bởi việc mang thai làm giống như vậy. Các chủ thuê lao động phải cứ để ngỏ một công việc cho sự vắng mặt có liên quan đến việc mang thai trong khoảng thời gian giống như với các công việc được để ngỏ cho nhân viên nghỉ bệnh hoặc nghỉ phép do khuyết tật tạm thời.

Hơn nữa, theo Đạo luật Nghỉ chăm sóc Gia đình và Nghỉ bệnh (FMLA) năm 1993, do Bộ Lao động Hoa Kỳ áp dụng thi hành, một phụ huynh mới có con (bao gồm nhận nuôi tạm thời và nhận nuôi có ràng buộc pháp lý) có thể đủ điều kiện được hưởng 12 tuần nghỉ phép (không lương, hoặc có lương nếu nhân viên đã kiếm được hoặc tích lũy được) mà có thể được dùng cho việc chăm sóc đứa trẻ mới sinh. Để đủ điều kiện, nhân viên phải đã làm việc cho chủ thuê lao động được 12 tháng trước khi nghỉ phép và chủ thuê lao động phải có một số lượng nhân viên theo như quy định. Để biết thêm thông tin, vui lòng xem qua: www.dol.gov/whd/regs/compliance/whdfs28.htm.

Mang thai và Khuyết tật Tạm thời

Nếu một nhân viên tạm thời không thể thực hiện công việc của cô ấy do bởi việc mang thai, chủ thuê lao động phải đối xử với cô ấy như với bất kỳ nhân viên khuyết tật tạm thời nào khác; ví dụ, bằng cách cung cấp nhiệm vụ nhẹ nhàng, các công tác được sửa đổi, các phân công thay thế, nghỉ phép do khuyết tật, hoặc nghỉ không lương.

Ngoài ra, các khiếm khuyết do bởi việc mang thai (ví dụ, đái tháo đường thai kỳ) có thể là các khuyết tật theo Đạo luật Người khuyết tật Hoa Kỳ (ADA). Một chủ thuê lao động có thể cần phải cung cấp một sự giúp đỡ hợp lý cho một khuyết tật có liên quan đến việc mang thai, không tồn tại khó khăn quá mức (quá nhiều sự khó nhọc hoặc chi phí). Ví dụ, một chủ thuê lao động có thể được yêu cầu cung cấp các nhiệm vụ được sửa đổi cho một nhân viên với một hạn chế về việc nâng tối đa 20 pounds mà bắt nguồn từ chứng đau thần kinh tọa có liên quan đến việc mang thai, không tồn tại khó khăn quá mức. Đạo luật Sửa đổi đạo luật ADA năm 2008 làm cho việc cho thấy rằng một tình trạng bệnh lý là một khuyết tật được bao hàm trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.  Để biết thêm thông tin về đạo luật ADA, hãy xem qua https://www.eeoc.gov/vi/phan-biet-doi-xu-ve-tinh-trang-khuyet-tat. Để biết thêm thông tin về Đạo luật Sửa đổi đạo luật ADA, hãy xem qua https://www.eeoc.gov/regulations-related-disability-discrimination.

Bảo hiểm Y tế

Mọi bảo hiểm y tế do một chủ thuê lao động cung cấp phải bao hàm các chi phí cho các tình trạng có liên quan đến việc mang thai trên cơ sở giống như với các chi phí cho các tình trạng bệnh lý khác. Tuy nhiên, đạo luật PDA nói rõ rằng phạm vi bảo hiểm cho các chi phí nảy sinh từ việc phá thai thì không được yêu cầu, ngoại trừ trường hợp mà tính mạng của người mẹ gặp nguy hiểm hoặc các biến chứng y tế nảy sinh từ việc phá thai.

Các chi phí có liên quan đến việc mang thai phải được hoàn trả theo cách giống như với các chi phí phát sinh cho các tình trạng bệnh lý khác, dù khoản thanh toán là trên cơ sở cố định hoặc trên cơ sở tỷ lệ phần trăm hợp lý và tiền công theo tập quán. Số tiền mà công ty bảo hiểm phải trả có thể bị hạn chế chỉ trong chừng mực giống như với các chi phí cho các tình trạng khác. Không có mức miễn thường bổ sung hoặc lớn hơn nào có thể được áp đặt.

Theo Đề mục VII, các phúc lợi có thể bị chối bỏ cho các chi phí y tế nảy sinh từ việc mang thai hiện tại nếu một kế hoạch bảo hiểm y tế loại trừ các khoản thanh toán phúc lợi cho các tình trạng đã tồn tại từ trước. Tuy nhiên, các luật khác có thể áp dụng cho việc bao hàm các tình trạng đã tồn tại từ trước.

Các chủ thuê lao động phải cung cấp cùng một mức phúc lợi y tế cho người phối ngẫu của các nhân viên nam giống như họ cung cấp cho người phối ngẫu của các nhân viên nữ.

Tiếp cận Phúc lợi Bình đẳng

Nếu một chủ thuê lao động cung cấp bất kỳ phúc lợi nào cho người lao động nghỉ bệnh, thì chủ thuê lao động phải cung cấp các phúc lợi giống như vậy cho những người lao động nghỉ bệnh vì các tình trạng có liên quan đến việc mang thai.

Nhân viên với các khuyết tật có liên quan đến việc mang thai phải được đối xử giống như với các nhân viên khuyết tật tạm thời khác về việc tích lũy và công nhận thâm niên, tính thời gian nghỉ mát, tăng lương, và các phúc lợi khuyết tật tạm thời.